Sáu tháng đầu là một bước ngoặt trong sự phát triển đối với bé vì bé đã ghi nhận được những khái niệm mới và đạt được nhiều kỹ năng về thể chất. Vào thời điểm này, bé có thể biết biểu hiện tình yêu thương đối với bạn và mong ước được ở gần bên nhau – bé muốn sờ mặt bạn, nắm tóc bạn hoặc kéo tay bạn để được bạn bồng ẵm lên chẳng hạn.
Vào thời điểm này, bé có thể biết biểu hiện tình yêu thương đối với bạn và mong ước được ở gần bên nhau – bé muốn sờ mặt bạn, nắm tóc bạn hoặc kéo tay bạn để được bạn bồng ẵm lên chẳng hạn.
Các bí quyết chăm sóc bé
1/ Đồ chơi
– Đầu tiên là làm sạch đồ chơi
– Những đồ chơi có thể chìm nổi trong chậu tắm để bé có thể bắt lấy, giúp cho bé thích tắm hơn, luyện tập khả năng phối hợp tay mắt và khả năng nhận biết.
– Đồ chơi xếp hình có chất liệu mềm; người lớn có thể giúp bé tạo hình nhằm luyện tập khả năng phối hợp tay mắt và khả năng nhận biết.
– Bóng mềm, luyện tập khả năng cầm nắm và khả năng phối hợp tay mắt.
– Đồ chơi có thể phát ra âm thanh như búp bê, mèo con…
– Con lật đật, thông qua động tác lắc lư hoặc đẩy không ngã để huấn luyện động tác tinh tế cho bé.
- Sách hình, để bồi dưỡng sở thích đọc sách cho bé.
Để chăm sóc bé yêu tốt nhất, cần lưu ý: trong tháng này, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển dưới đây thì phải nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra hoặc tìm chuyên gia tư vấn.
– Dưới sự giúp đỡ của người khác nhưng bé vẫn không thể ngồi được.
– Không thể chủ động cầm vật.
– Không biết cười, tiếng khóc nhỏ, động tác chậm chạp.
– Quấy khóc khi đến giờ ngủ, ra nhiều mồ hôi.
2/ Tiêm vac-xin
– Vac-xin phòng bệnh viêm gan B: tiêm mũi thứ ba, hoàn tất việc tiêm vac-xin phòng bệnh này.
– Vac-xin phòng bệnh viêm não B: tiêm mũi đầu tiên trong tháng này, tổng cộng hai mũi. Thông thường mũi thứ hai sẽ tiêm cách mũi thứ nhất khoảng 70 ngày. Sau đó khi 1 tuổi, 4 tuổi, 7 tuổi vẫn cần tiêm thêm một mũi tăng cường.
– Vac-xin phòng bệnh viêm màng não mủ: tiêm mũi đầu tiên trong tháng này, tổng cộng có hai mũi. Mũi đầu tiên tiêm vào 6 tháng đầu, trong vùng bị lây nhiễm thì cách 3 tháng sau tiêm mũi thứ hai. Sau đó, đến 3 mũi cần tiêm một mũi tăng cường. Tốt nhất tháng 11- 12 hằng năm nên tiêm vac-xin này cho bé để cơ thể bé có được kháng thể tốt nhất.
3/ Chăm sóc bé
– Chuẩn bị dứt sữa..
– Thường xuyên chơi đùa với bé.
– Khi vệ sinh ngũ quan, phải hết sức cẩn thận.
– Không nên giật lấy đồ chơi của bé một cách thô bạo.
– Khi bé khóc đêm, phải tìm ra nguyên nhân.
– Tìm cơ hội bồi dưỡng vị giác và khứu giác cho bé.
– Đỡ bé dậy, giúp bé thực hiện động tác nhảy.
– Phải kịp thời phát hiện bé bị lệch cổ.
– Giúp bé học cách ngồi dậy.
– Để bé cho duy trì tư thế ngủ dễ chịu.
– Dùng muỗng để đút thức ăn cho bé.
Phương pháp chăm sóc bé yêu hiệu quả là lưu ý những điều cấm kỵ:
– Tránh để tiếng ồn kích thích trong thời gian dài vào hệ thống thần kinh trung khu vẫn chưa hoàn thiện của bé.
– Tránh cho bé ăn quá mặn.
– Người lớn không nên nhai thức ăn rồi đút cho bé.
Những vấn đề cần chú ý
– Bé chưa mọc răng hoặc đã mọc được hai cái răng sữa.
– Đề phòng chứng viêm khoang miệng.
– Chú ý chăm sóc bé khi bé bị sốt.
– Đề phòng bé bị thiếu máu.
Khi bé đã đến tuổi cai sữa và bạn phải tập cho bé ăn dặm thì tình trạng lười ăn là hiện tượng hay gặp ở trẻ và có nghịch lý là các gia đình càng chú ý chăm sóc trẻ, ép trẻ ăn nhiều bao nhiêu thì trẻ càng lười ăn bấy nhiêu. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số cách chăm sóc trẻ mà nhiều bà mẹ đã áp dụng hiệu quả.
Kinh nghiệm của nhiều bà mẹ cho thấy rằng nếu bạn ép bé ăn, bé sẽ nghĩ ra rất nhiều chiêu để “dọa” mẹ hoặc phản ứng lại mẹ. Cách nguy hiểm nhất mà nhiều bé sử dụng là nôn hay trớ ra thức ăn. Tất nhiên, không phải bé nào cũng cố ý làm điều này. Nhiều khi bé cũng không nhận thức rằng bé cố tình làm như vậy để không phải ăn nữa. Đó là một phản ứng tâm lý mà bé thấy thành công, sẽ áp dụng tiếp.
Khi chúng ta ép con, bé sẽ thấy việc ăn thật là khổ, là cực hình, mà chả ai lại chào đón một cực hình cả. Khi người lớn chúng ta không muốn ăn, ai đó cứ ép chúng ta, thậm chí ấn vào miệng thì sẽ như thế nào? Việc ăn đó sẽ chả ngon lành gì, lại còn “ăn” thêm vào dạ dày bao nhiêu bực mình, ức chế, khó chịu nữa. Và một khi bé đã coi việc ăn là cực hình, nhìn thấy bát cháo là sợ, thì chuyện bé chán ăn, biếng ăn “trường kỳ” là điều dễ hiểu.
Đa dạng thực đơn và tạo sự hấp dẫn cho món ăn
Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ biếng ăn. Nguyên nhân thường là do cách chăm sóc trẻ lười ăn thiếu kỹ năng cho ăn và chế biến thức ăn cho trẻ. Khẩu vị của trẻ cũng giống như người lớn, nếu cứ bắt ăn thường xuyên một loại thức ăn nào đó thì trẻ sẽ chán ăn.
Ngoài ra, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, chế biến đúng cách. Một số thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể tham khảo như: tiết bò, tiết lợn, gan động vật, bầu dục, thịt bồ câu, đậu tương, vừng, đậu trắng… là những thực phẩm rất giàu chất sắt.
internet